Áp suất lốp
Áp suất lốp là một trong những thông số quan trọng nhất. Nếu như không được bơm đúng áp suất, lốp xe có thể bị mòn nhanh chóng, bị nổ lốp và ảnh hưởng đến cả mức tiêu hao nhiên liệu. Lốp được thiết kế để cho một diện tích bề mặt nhất định tiếp xúc với mặt đường.
Nếu bơm không đủ áp suất, diện tích tiếp xúc lại lấn sang cả phần uốn cong giữa mặt ngang và chiều thẳng đứng. Phần uốn cong này chính là phần khung định hình của lốp, cũng là nơi giao nhau của các lớp bố bên trong. Nếu phần uốn cong này ma sát quá lâu với mặt đường sẽ làm biến dạng lốp xe hoặc gây nổ lốp.
Tuy nhiên, nếu bơm căng quá mức, áp suất trong bên trong lốp xe cũng tăng lên. Nếu tiếp tục ma sát trên đường quá lâu hay va đập mạnh do gặp phải địa hình xấu sẽ dễ bị nổ lốp. Để kiểm tra áp suất chính xác thì bạn phải kiểm tra khi lốp xe đang lạnh, tức là chưa hoạt động trong vòng 3 tiếng đồng hồ và nếu có hoạt động thì chỉ di chuyển với tốc độ trung bình trong cự ly không quá 1,5km.
Đảo lốp
Dù 4 chiếc lốp xe cùng chịu trọng tải của ô tô nhưng độ ma sát của các lốp không giống nhau do việc phân bố trọng lượng của xe. Hầu hết các xe ô tô phổ thông hiện nay đều có động cơ đặt trước và rất ít xe có phân bố trọng lượng trước sau 50/50. Do đó, bánh trước thường xe chịu tải trọng lớn hơn.
Do vậy, sẽ có lốp mòn nhiều và lốp mòn ít. Để giảm bớt sự chênh lệch này và bảo đảm có mức mài mòn tương đối giống nhau trong quá trình sử dụng thì bạn phải đảo lốp. Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc đảo lốp là đảo vị trí của lốp mòn nhiều nhất cho lốp mòn ít nhất. Tùy từng loại lốp ô tô mà nhà sản xuất khuyến cáo người sử dụng đảo lốp sau khoảng 8.000-10.000 km. Hạn chế tăng tốc đột ngột và phanh gấp
3 yếu tố chính làm ảnh hưởng đến lực làm bánh xe quay, cũng như ảnh hưởng đến độ mòn của lốp xe là trọng lượng, vận tốc xe và độ ma sát lăn.
Trong đó, trọng lượng và độ ma sát lăn là những yếu tố gần như không thể thay đổi. Vậy, nếu muốn lốp xe có tuổi thọ lâu hơn thì vận tốc xe cũng rất quan trọng. Nếu mới bắt đầu mà tăng tốc nhanh, hiện tượng trượt bánh tại chỗ sẽ diễn ra và lốp xe sẽ ma sát rất mạnh với mặt đường. Ngoài ra, lốp xe hoạt động nhiều ở tốc độ càng cao thì sẽ bị mòn nhiều hơn ở vận tốc thấp.
Việc phanh gấp cũng làm cho lốp xe mòn đi nhanh chóng vì lốp xe đang ở vận tốc cao cần có một lực lớn để chuyển từ trạng thái lăn sang trạng thái trượt và cuối cùng là về trạng thái nghỉ. Khi đó, bề mặt tiếp xúc khi xe phanh gấp sẽ bị mài mòn nhiều hơn các chổ khác. Hiện tượng này làm cho bề mặt lốp xe không mòn đều nhau, làm cho quá trình hoạt động của lốp không còn ổn định. Do đó, nếu không cần thiết và rơi vào tình huống nguy hiểm thì bạn có thể hạn chế việc tăng tốc đột ngột và thắng gấp để bảo vệ lốp xe.
Leo vỉa hè đúng cách và tránh các "ổ gà"
Khi lên vỉa hè, lốp xe đầu tiên sẽ chịu áp lực rất lớn do phải chịu toàn bộ lực ép của cả xe. Vì vậy, nếu góc tiếp xúc không tạo một độ dốc để xe vượt qua thì lốp xe đầu tiên này sẽ dễ bị nứt do chịu áp suất quá lớn.
Nên tránh đưa xe vượt qua các "ổ gà" hoặc bề mặt đường xấu nếu không cần thiết. Các miệng "ổ gà" thường rất sắc nhọn và lởm chởm. Lốp xe tiếp xúc với bề mặt này sẽ rất dễ bị rách và hư hại, đặc biệt là khi phanh xe. Nếu thường xuyên phải chạy trên những bề mặt này, hoặc đi trên các địa hình đồi núi, nên thay lốp ôtô chuyên dụng.
Căn chỉnh thước lái
Căn chỉnh thước lái sẽ giúp cho bánh xe cân bằng, thẳng trục và phối hợp tốt với hệ thống treo cũng như hệ truyền động. Canh chỉnh thước lái sẽ giúp cho lốp xe ít bị mài mòn hơn do tạo ra bề mặt tiếp xúc ổn định, đặc biệt là ở tốc độ cao.
Nếu bánh xe bị rung giật, bánh lái có xu hướng lệch sang một bên khi chạy thẳng, vị trí các bánh xe bị lệch trục… thì nên mang xe đến các garage canh chỉnh lại thước lái. Ngoài ra, sau khi sửa chữa xe mà cần phải tháo các bánh xe và hệ thống treo thì bạn cũng nên yêu cầu các kỹ thuật viên canh chỉnh lại thước lái khi lắp đặt lại.
Bơm xe bằng khí nitơ (N2)
N2 là một loại khí trơ nên không có khả năng tự đốt cháy. Bơm xe bằng khí N2 sẽ hạn chế khả năng nổ lốp, giảm tiêu hao nhiên liệu và sự ổn định về áp suất.
Khi hoạt động quá lâu hoặc chạy trên bề mặt đường nóng thì sẽ làm cho nhiệt độ lốp xe tăng lên đột ngột. Nhiệt độ cao sẽ làm cho các chất bộ cao su của lốp xe dễ bốc cháy trong không khí bình thường. Điều này sẽ khó xảy ra với khí N2. Đó là lý do tại sao mà khí N2 được sử dụng cho các xe đua nhằm hạn chế khả năng cháy nổ lốp xe khi phải thường xuyên hoạt động ở tốc độ cao.
Do tính chất vật lý đặc thù, khí N2 truyền dẫn âm thanh kém hơn không khí. Do đó, bơm xe bằng khí N2 sẽ giảm bớt được độ ồn từ mặt đường, mang lại cảm giác êm ái cho người ngồi trên xe. Ngoài ra., khí N2 nặng hơn không khí bình thường nên sẽ khó thoát ra ngoài hơn.
Một lốp xe được bơm bằng không khí bình thường sẽ mất áp lực nhanh hơn 3 lần so với lốp xe bơm bằng khí nitơ. Điều này sẽ giúp cho áp suất lốp ổn định hơn và bạn cũng không cần tốn thời gian để kiểm tra thường xuyên.
Trên đây là bài biết tổng hợp từ các bài viết hướng dẫn và giời thiệu về áp suất lốp xe, bơm lốp xe bằng khí nito hay kéo dài tuổi thọ cho lốp xe. Hy vọng bài viết này tổng hợp đc kiến thức cho các bạn có cái nhìn thực sự tổng quan nhất, để làm sao xe nói chung và lốp xe của bạn không chỉ là công cụ phục vụ bạn mà thật sự là bạn đồng hành, như đôi chân của bạn trên mỗi nẻo đường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét