Nổ lốp xe, một tình huống không có bất cứ một tài xế nào muốn gặp trên đường chạy. Tuy nhiên đôi khi những điều không muốn lại thường xảy đến một cách bất ngờ và không biết trước. Nổ lốp xe khi đang đi trên đường là một tình huống nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người do tính bất ngờ và tài xế không kịp xử lý.
Thông thường, rất ít khi bị nổ lốp xe, tuy nhiên khi chạy trên một đoạn đường rất dài, đường cao tốc, nhiệt độ của đường quá cao, Cộng với việc lốp xe bơm quá căng, áp suất lốp lớn. Tất cả các điều kiện đó cộng lại có thể khiến lốp xe của bạn bị nổ. Hiện nay, có các thiết bị tinh vi hiển thị áp suất lốp xe và cảnh báo tài xế khi có hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng lắp đặt thiết bị đó, cho nên bây giờ bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình huống khi lốp xe bị nổ.
Khi bất ngờ bị nổ lốp xe, theo phản ứng người tài xế thường tiến hành giảm ga, phanh gấp và cố gắng áp xe vào vệ đường. Nhưng khi làm được thao tác này thì rất có thể xe bạn bị mất lái, và gây tai nạn. Vì khi xe bị nổ lốp, vô lăng bị lệch, dẫn đến xe loạng choạng và dễ gây nguy hiểm.
Trong trường hợp xe bị nổ lốp bất ngờ, sẽ rất khó đoán biết lốp bị nổ thông thường hay vỡ cả hoa lốp. Bởi hoa lốp vỡ cũng đồng nghĩa với việc dây thép trong lốp bị rời ra một phần hoặc bung ra hoàn toàn dẫn đến mất cân bằng trọng lượng khiến lốp bị đảo khi quay ở vận tốc chỉ 1.000 vòng/phút. Kết quả là rung bình nhiên liệu, phanh, hệ thống của dẫn đến khả năng điều khiển gặp khó khăn.
Dù là nổ lốp trước hay nổ lốp sau thì quy trình xử lý cũng tương đối giống nhau, mặc dù nếu bị nổ lốp trước thì nguy hiểm hơn do nguy cơ bị mất lái cao hơn rất nhiều so với nổ lốp sau. Gây áp lực lớn lên vô lăng, mất điều khiển. Còn nổ lốp sau thì gây áp lực lên ghế ngồi và thân xe.
Cách xử lý:
Để giải thoát nguy hiểm cho bản thân và giảm thiểu rủi ro cho người khác
khi xe bị nổ lốp, cố gắng giữ bình tĩnh, tập trung đến vô-lăng và chân
ga tại thời điểm đó. Khi nghe thấy tiếng nổ, không nên bỏ chân ga đột
ngột để chuyển sang chân phanh, mà tiếp tục giữ chân ga trong khoảng 2
giây đồng thời giữ chặt vô-lăng tại vị trí cân bằng. Tránh tuyệt đối
thao tác đánh lái và phanh dù xe đang chao đảo theo quỹ đạo bất thường.
Với quãng thời gian ngắn ngủi như vậy, có thể đủ giúp người điều khiển trấn tĩnh để từ từ nhả chân ga. Đồng thời, lực tác động từ bánh bị nổ cũng sẽ giúp chiếc xe chậm dần, và đến lúc vận tốc xe xuống dưới 40 km/giờ cũng là lúc có thể nhẹ nhàng đánh lái để xe tấp vào lề đường.
Dù tất cả các thao tác xử lý đều phải nhanh lẹ, nhưng cũng đừng vì thế mà để mất bình tĩnh từ khi sự cố xảy ra cho đến khi xe dừng hẳn một cách an toàn. Nếu cần phải sử dụng đến chân phanh tức thì do phía trước có chướng ngại vật thì cũng nên cố gắng thực hiện một cách nhẹ nhàng và vô-lăng vẫn phải giữ chặt.
Với quãng thời gian ngắn ngủi như vậy, có thể đủ giúp người điều khiển trấn tĩnh để từ từ nhả chân ga. Đồng thời, lực tác động từ bánh bị nổ cũng sẽ giúp chiếc xe chậm dần, và đến lúc vận tốc xe xuống dưới 40 km/giờ cũng là lúc có thể nhẹ nhàng đánh lái để xe tấp vào lề đường.
Dù tất cả các thao tác xử lý đều phải nhanh lẹ, nhưng cũng đừng vì thế mà để mất bình tĩnh từ khi sự cố xảy ra cho đến khi xe dừng hẳn một cách an toàn. Nếu cần phải sử dụng đến chân phanh tức thì do phía trước có chướng ngại vật thì cũng nên cố gắng thực hiện một cách nhẹ nhàng và vô-lăng vẫn phải giữ chặt.
Tuy nhiên không có biện pháp nào tốt bằng việc bạn nên tiến hành bảo trì bảo dưỡng thường xuyên và kiểm tra trước hành trình. Đó là biện pháp tốt hơn cả để tránh nhưng tai nạn trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Kiểm tra áp suất lốp, trên đường đi theo dõi những hiện tượng bất thường như giật vô lăng, xe bị lạng, hay qua nhảy.
Bạn nên lắp đặt thiết bị cảm biến áp suất lốp xe để tiện theo dõi. Đây là thiết bị tinh vi và hiệu quả trong việc theo dõi áp suất lốp, giúp bạn phòng tránh nổ lop xe tốt hơn.
Chúc bạn lái xe an toàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét